CAO ĐẲNG Y TẾ PHÚ THỌ

PHU THO MEDICAL COLLEGE

KHOA ĐIỀU DƯỠNG

  1. Đặc điểm

Khoa Điều Dưỡng là một bộ phận hoạt động dưới sự chỉ đạo, quản lý của Ban giám hiệu nhà trường. Lãnh đạo khoa gồm có 2 đồng chí: Phụ trách khoa và phó trưởng khoa tham gia công tác lãnh đạo, quản lý các hoạt động của khoa;        Khoa hiện tại có 3 bộ môn.

+ Bộ môn : Điều Dưỡng cơ bản và Kỹ Thuật Điều dưỡng

+ Bộ môn: Quản lý Điều dưỡng Và Kiểm soát nhiễm khuẩn

+ Bộ môn: Y tế công cộng

Năm học 2022-2023, khoa Điều Dưỡng có tổng số 7 giảng viên. Trong đó:

+ Bộ môn : Điều Dưỡng cơ bản và Kỹ Thuật Điều dưỡng gồm 3 giảng viên

+ Bộ môn: Quản lý Điều dưỡng Và Kiểm soát nhiễm khuẩn gồm 3 giảng viên

+ Bộ môn: Y tế công cộng gồm 1 giảng viên

Số lượng giảng viên sinh hoạt hành chính tại khoa: 07 giảng viên đều là đảng viên đang sinh hoạt tại chi bộ Khoa Điều Dưỡng. Trong đó đồng chí bí thư chi bộ là Nguyễn Thị Thư Sách . Ngoài ra, khoa có 1 tổ công đoàn.

* Cơ sở vật chất:

 Khoa Điều Dưỡng được trang bị 02 phòng làm việc trong đó có 01 phòng trưởng khoa, 01 văn phòng khoa có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, hội họp, sinh hoạt của khoa. Khoa được phân công quản lý 07 phòng thực hành: 5 Phòng thực hành Điều dưỡng và  2 phòng thực hành sản. Các phòng thực hành được trang bị tương đối đầy đủ máy móc, trang thiết bị, vật tư phục vụ công tác giảng thực hành.

  1. Chức năng, nhiệm vụ

2.1. Chức năng:

  1. a) Khoa điều dưỡng là tổ chức chuyên môn có chức năng quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy – học tập của Nhà trường. 

b Khoa điều dưỡng có chức năng quản lý và triển khai các nhiệm vụ đào tạo các môn học chung thuộc Khoa quản lý cũng như các hoạt động xã hội khác.

  1. c) Khoa điều dưỡng tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch, chỉ thị, nghị quyết của Nhà trường, của cấp trên. Chịu sự lãnh – chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ.

2.2. Nhiệm vụ:

  1. a) Quản lý giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và người học thuộc khoa, bộ môn theo phân công của hiệu trưởng;
  2. b) Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khóa khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy hằng năm của trường theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, bao gồm:

Xây dựng chương trình đào tạo của từng ngành, nghề theo từng trình độ đào tạo thuộc khoa, bộ môn mình quản lý hoặc do hiệu trưởng giao.

Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học, tín chỉ liên quan bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo giữa các môn họctín chỉ của chương trình đào tạo hoặc giữa các trình độ đào tạo.

Tổ chức phát triển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo theo định hướng phát triển của nhà trường; phát triển chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định.

Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.

  1. c) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của khoa, bộ môn;
  2. d) Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên; ngành, nghề đào tạo và cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học; tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo; thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quá trình đào tạo;

đ) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và người lao động thuộc khoa, bộ môn;

  1. e) Tổ chức đánh giá giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trong khoa, bộ môn và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong trường theo quy định của nhà trường;
  2. g) Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo quy định của hiệu trưởng; đề xuất, xây dựng các kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị đào tạo của khoa, bộ môn;
  3. h) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của hiệu trưởng.